BỆNH NTK NHẬT DŨNG MẤT VÌ MẮC PHẢI RẤT NGUY HIỂM, LƯU Ý TRIỆU CHỨNG: SỐT CAO

Tình trạng sức khoẻ của NTK Nhật Dũng rất nguy kịch sau thời gian chống chọi với căn bệnh lạ, vi khuẩn đã ăn vào não. Được biết, anh mắc bệnh lạ này sau khi đi cứu giúp quê hương mình trong đợt lũ lụt vào năm ngoái.

Theo thông tin trên Thanh Niên, sáng nay (ngày 19/5), chị Kiều Trang (quản lý truyền thông của Nhà thiết kế (NTK) Nhật Dũng) cho biết, sau hơn 7 tháng chống chọi với căn bệnh lạ, sức khoẻ anh chuyển biến xấu, vi khuẩn đã ăn vào não khiến anh lúc mê lúc tỉnh, bắt đầu mất nhận thức và dần lịm đi.

Trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, nhà thiết kế Nhật Dũng là một người rất hiền lành và tốt bụng.

Nguồn ảnh: Thanh Niên

Chị Kiều Trang tiết lộ trên báo Thanh Niên: “Sau chuyến đi từ thiện giúp đỡ bà con quê hương Quảng Bình bị lũ lụt nặng vào tháng 10/2020 thì NTK Nhật Dũng bắt đầu bị bệnh triền miên. Anh bị sốt cao, sau đó, anh phải vào viện điều trị do bị một loại vi khuẩn chưa thể xác định xâm nhập, khiến cơ thể suy nhược. Trong đợt nặng nhất, anh phải nằm viện điều trị liên tục cả tháng tại Quảng Bình. Sau đó, anh ra Hà Nội thăm khám nhưng vi khuẩn đã ăn vào não khiến một bên mắt của anh bị suy giảm thị lực nghiêm trọng”.

Cũng theo chia sẻ từ chị Kiều Trang: “Sau hơn một tháng điều trị, bệnh tình của NTK Nhật Dũng đã giảm được khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh đau đầu của anh lại không thể trị dứt điểm khiến anh vô cùng khổ sở. Trong suốt 7 tháng qua, anh phải vào ra bệnh viện liên tục để điều trị bệnh. Và vào ngày 17/5 vừa qua, anh lại được đưa đi cấp cứu nhưng bác sĩ nói không còn hi vọng và trả về. NTK Nhật Dũng đã được đưa về quê nhà ở Quảng Bình và bố mẹ, chị và các con đang túc trực chăm sóc anh”.

NTK Nhật Dũng và các người mẫu trong một chương trình trình diễn áo dài ở TP.HCM.

Nguồn ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Thanh Niên thông tin thêm, người mẫu Lý Kim Thảo – một người bạn thân thiết với NTK Nhật Dũng – cũng đang có mặt ở quê nhà Quảng Bình của anh. Cô chia sẻ, cô cùng người thân và đồng nghiệp đã động viên tinh thần cũng như cầu nguyện cho anh. Ngoài ra, khi hay tin về tình hình sức khoẻ của anh, Hoa hậu Ngọc Diễm cũng đã bày tỏ sự bàng hoàng của mình: “…Nghe tin anh mà thương quá! Thương hơn là khi biết anh mắc bệnh trong lúc đi cứu giúp quê hương mình trong đợt lũ lụt năm ngoái. Ông trời cứ thử thách, bắt tội người tử tế, hiền lành. Em cầu nguyện sẽ có phép màu để anh bình phục lại, sẽ khỏe trở lại để tiếp tục những dự án mà anh ấp ủ, vẫn chưa thực hiện được vì dịch bệnh, nhé anh”. 

Vi khuẩn ăn vào não nguy hiểm thế nào?

Hiện gia đình vẫn chưa tiết lộ căn bệnh lạ mà NTK Nhật Dũng mắc phải cụ thể là gì, nhưng qua những triệu chứng trên, nhiều người liên tưởng đến căn  bệnh vi khuẩn ăn não (hay còn gọi là amip ăn não người). Đây là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Naegleria fowleri. Theo các chuyên gia sức  khoẻ, loại ký sinh trùng này rất hiếm gặp và không phải loại amip thông thường tồn tại trong tự nhiên.

Theo thông tin trên Vietnamnet, amip ăn não người thường được tìm thấy trong các vật thể trong nguồn nước ngọt tự nhiên, ấm nóng như sông, hồ; các vùng có địa nhiệt hoặc suối nước nóng tự nhiên; nước ấm thải ra từ các khu hoặc nhà máy công nghiệp; nguồn nước uống xuất phát từ địa nhiệt; trong đất ẩm; hồ bơi ít khi được bảo trì, bảo dưỡng và quan tâm đến vấn đề vệ sinh, nhất là vấn đề sát khuẩn.

Chia sẻ trên Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển (Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết: “Ký sinh trùng này phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 46 độ C nhưng cũng có thể sống sót trong một thời gian ngắn ở nhiệt độ cao hơn. Khó có thể loại trừ ký sinh trùng này ra khỏi môi trường nước tự nhiên. Nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng này là khi nhảy xuống nước, lặn đầu xuống nước hay các hoạt động có liên quan đến nước có nguy cơ làm nước xộc mạnh vào mũi”.

Cũng theo thông tin trên Vietnamnet, sau khi xâm nhập vào cơ thể từ 1 – 14 ngày amip ăn não người sẽ gây ra các triệu chứng khởi đầu như nhức đầu, sốt, thở nhanh (khoảng 30 lần/phút). Có thể lúc đầu là sốt nhẹ, sau đó sốt cao (lên tới 39 – 41 độ C), kèm theo các triệu chứng về thần kinh như cứng cổ, ảo giác, mất khả năng kiểm soát hành vi. Tiếp sau đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, mất ý thức và có thể xuất hiện cơn co giật. Bệnh có thể diễn biến rất nhanh, dẫn đến đến suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, và khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sâu.

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển từng chia sẻ trên Vietnamnet rằng bệnh do amip ăn não người gây ra là bệnh nguy hiểm với tỉ lệ không qua khỏi lên đến hơn 90%, tuy nhiên bệnh rất hiếm gặp, nguy cơ nhiễm bệnh là rất thấp. Ngoài ra, bệnh không có khả năng lây từ người sang người và cũng không có khả năng gây thành dịch.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, cách phòng bệnh chắc chắn nhất là hạn chế hoặc không có các hoạt động liên quan đến nước ấm/nóng trong tự nhiên như lặn trong nước hay hít nước vào mũi nước không được tiệt trùng đúng cách. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, với loại amip ăn não người, người dân nên cảnh giác chứ không nên hoang mang và cần nắm rõ các đặc điểm của bệnh để có cách phòng ngừa tốt nhất.

VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI DỄ BÙNG PHÁT TRONG MÙA MƯA BÃO, ĐÃ CÓ NGƯỜI TỬ VONG VÌ CĂN BỆNH ĐANG SỢ NÀY

Ngoài vi khuẩn ăn não thì trong mùa mưa bão, chúng ta cũng cần chú ý đến vi khuẩn ăn thịt người (bệnh ăn mòn cơ thể do vi khuẩn Whitmore gây ra). Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường (Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai): “Trong 5 – 10 năm trước đây, bệnh viện mới chỉ tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân mắc Whitmore. Tuy nhiên, từ khoảng đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận được 20 trường hợp”.

“Riêng trong mùa mưa bão vi khuẩn Whitmore có cơ hội phát triển thuận lợi, dẫn đến tình trạng đã có đến 12 bệnh nhân nhập viện nặng, trong đó có 4 ca đã tử vong vì vi khuẩn “ăn” nhiều cơ quan”…

X